Đình Kim Quan là tên gọi theo địa danh thôn Kim Quan, nay thuộc tổ 4, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Kim Quan là một làng cổ, ở ngoài bãi ven sông Hồng. Trước kia, dan Kim Quan vốn ở Bạch Hổ, tức thông Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay. Hàng năm, lũ lụt, sụt lở, đồng ruộng bị thu hẹp dần, dân tăng, nhà cửa chật hẹp, đất canh tác thiếu.Thời Lê, có Phò mã Lê Đạt Chiêu đã tay vua xin đi đi dân đến vùng đất mới, thành lập làng Kim Quan.
Trải qua thời gian cùng những thay đổi về địa danh hành chính, làng Kim Quan vẫn giữ được tên gọi thân thuộc và những truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình. Hội tụ và bảo lưu những truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện đậm nét nhất là hệ thống di tích, trong đó ngôi đình làng Kim Quan giữ vị trí đặc biệt quan trọng với dân làng.
Theo hồi ức của nhân dân địa phương, đình Kim Quan được xây dựng từ rất sớm để thờ các vị thần bảo hộ cho cuộc sống của dân làng là Linh Lang Đại vương và một số nhân thần có công thành lập làng và tổ chức sản xuất, đó là vị quan tước Lân Hoài Bá Lê Đạt Chiêu và 2 vị nữ Thần là Thiên Tiên Đào Hoa phu nhân và Hà Tiên Phương Dung phu nhân.
Nguồn tư liệu thành văn như hương ước, bi ký… và đặc biệt là cuốn Thần Tích còn lưu tại đình, cho biết: “Vị Tôn Thánh Linh Lang Đại Vương, con vua triều Lý, mẹ là người thôn Cố bên hồ Dâm Đàm chuyên sống bằng nghề giặt vải lụa. Vua Lý thường vãn cảnh đem lòng yêu mếm người con gái ấy, rồi bà hạ sinh được 1 cậu bé khôi ngô tuấn tú, lên 8 tuổi vẫn chưa biết nói. Bấy giờ mấy năm liền hạn hán, dân đói khát, cơ cực. Bỗng thấy cậu bé nói với ông bà già, bà cả trong thôn rằng: Ta là con vua, để ta gặp vua trời sẽ có mưa ngay. Các cụ bô lão bèn tâu việc đó lên triều đình. Nhà vua liền đưa cậu bé về cung, xếp sắp theo tuổi thì đứng hàng cuối trong các Hoàng tử. Một thời gian sau, Hoàng tử mắc bệnh đậu mùa, các quan ngự y không có cách nào cứu chữa. Nhà vua đến thăm than rằng: Nếu thần không phải con là của trẫm thì đừng làm khổ các thầy thuốc nữa… Hoàng từ hóa thành con Giao Long uốn khúc bò ra phía tây Hoàng thành, đến chỗ mấy cây cổ thụ bên bờ hồ, Linh Lang ngẩng đầu đầu gác lên trên gốc cây. Nhà vua tâu vậy liên ban cho sắc chỉ phong là Linh Lang. Sau đó lại ra lệnh dựng đền thờ ở đó. Nhiều đời vua về sau đều có gia phong tước vương, hàm “Thượng đẳng thần” xếp vào loại “Tối linh từ”.
Cũng theo nguồn thư tịch tại di tích, thì đến thời Cảnh Thống đời vua Lê Hiển Tông (1448-1504”do bản sở xưa kia vốn là sở đồn điền, trải qua năm tháng nước sông làm xối lở, Phò mã Lê Đạt Chiêu đã trình vua đi dân Bạch Thổ lên chỗ hiện nay lập làng và được no ấm. Cùng triều với vị Phò mã là ông quan họ Trình, tên Đô, húy Tu- người bên Bắc quốc giỏi thuật thong thủy, ông tìm cát địa chọn hướng để lo việc dân xây dựng nhà cửa, dân cư sống được ổn định, của cải ngày một dồi dào. Sau khi ông mất bản sở báo đền công đức liền phụng thờ ở đình.
Về 2 vị nữ thần được thờ ở đình hiện nay, theo truyền thuyết dân gian và sắc phong, được biết: Khi đất nước có giặc ngoại xâm, bằng trí thông minh và tài đàn hát của mình, các bà đã tìm đến trại giặc ca hát làm lung lay ý chí của giặc và dụ hàng, giúp sức cho đại quân ta thắng giặc. Hai bà là Thiên Tiên Đào Hoa phu nhân và Hà Tiên Phương Dung phu nhân là Tổ sư của nghệ thuật ca trù Việt Nam.
Đình Làng Kim Quan được dựng lên trên 1 khuôn viên rộng, khá vuông vắn, ở bờ nam sông Đuống, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km. Đình có quy mô kiến trúc bề thế với nhiều nếp nhà ngang dọc trên khu đất cao ở phía nam của làng, quay hướng đông-nam. Xung quanh có các hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát, phía trước có giếng đình lớn tạo thành một chỉnh thể uy nghiêm và trang nhã.
Các công trình kiến trúc trọng yếu như: Nghi môn, nhà Tiền tế, nhà Ống muống, Hậu cung còn tương đối tốt.