1. TIÊU CHẢY CẤP
- Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.
* Nguyên nhân
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.
* Triệu chứng
Bệnh có một số triệu chứng điển hình:
- Đầy bụng, sôi bụng.
- Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo).
- Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.
* Cách phòng bệnh
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, …; chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng; hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan… trong vùng đang có dịch. nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối… chảy vào.
- Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp: phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.
2. SỐT XUẤT HUYẾT
Mùa mưa đang tới gần cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển mạnh để gây ra bệnh mà căn bệnh chúng ta dễ mắc đó là sốt xuất huyết nhất là các trẻ em.
* Nguyên nhân:
Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân gây ra bệnh:
- Một là: Do siêu vi trùng Dengue gây ra.
- Hai là: Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.
*Triệu chứng:
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất. Bệnh sốt xuất huyết có 1 số biểu hiện như sau:
Đối với trẻ em:
Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.
- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
- Chảy máu cam
- Nôn mửa
- Đi ngoài ra máu
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
Đối với người lớn:
Có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.
* Cách phòng tránh
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Diễn biến lâm sàng với triệu chứng bệnh lý khá đa dạng và chuyển biến nhanh từ nhẹ sang nặng. Mức độ bệnh tiến triển từ sốt xuất huyết thông thường sang sốt xuất huyết nặng không lường trước được.
Vì vậy, ngành y tế cùng phối hợp với cộng đồng người dân thực hiện công tác giám sát, phòng chống bệnh một cách chặt chẽ. Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát được hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết như:
- Không nên cho trẻ hoạt động vui chơi ở những nơi tối tăm, ao tù, nước đọng.
- Tránh muỗi đốt kể cả ban ngành; diệt bọ gậy muỗi, loăng quăng muỗi và muỗi trưởng thành bằng tất cả các biện pháp hiệu quả, khả thi; - Thường xuyên vệ sinh cảnh quan, môi trường sống để loại bỏ các ổ chứa nước đọng là điểm sinh sản của muỗi ở trong nhà và ngoài nhà.
- Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp; mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong khi có những biến chứng trầm trọng xảy ra.
3. SAY NẮNG, SAY NÓNG
Say nắng, say nóng (heat stroke) là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40độ C, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh.
* Nguyên nhân:
- Tập luyện và lao động trong môi trường nóng
- Không có điều hoà hoặc thông khí
- Mặc quần áo không phù hợp (quá dầy, bí, không thấm nước)
- Thiếu sự thích nghi với khí hậu
- Không uống nước, môi trường quá nóng
- Một số tình trạng bệnh lý: bỏng rộng, rối loạn nội tiết, sốt…
- Tuổi quá cao hoặc quá nhỏ
* Triệu chứng:
- Ngất xỉu là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của say nắng
- Triệu chứng đặc trưng của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể cao hơn 40,5 độ C. Thường ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên.
- Các triệu chứng khác có thể gồm:
+ Đau nhói đầu.
+ Chóng mặt và choáng váng.
+ Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.
+ Da đỏ, nóng và khô.
+ Yếu cơ hoặc chuột rút.
+ Buồn nôn và nôn.
+ Nhịp tim/mạch nhanh, tim/mạch có thể đập mạnh hoặc yếu.
+ Thở nhanh và thở nông.
+ Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng hoặc có trạng thái sửng sốt.
+ Co giật.
+ Hôn mê.
* Sơ cứu ban đầu:
- Đưa bệnh nhân tới nơi có chỗ râm mát và cởi bỏ quần áo không cần thiết.
- Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.
- Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.
- Cho uống nước đường nhạt và pha thêm chút muối.
- Tiếp tục theo dõi trong vòng 24h tại cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định dùng thuốc của bác sỹ.
* Cách phòng:
- Không nên làm việc quá lâu, quá sức ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức nhất là người già và trẻ em.
- Uống đầy đủ nước khi trời nắng
- Đi ra ngoài trời nắng cần trang bị mũ nón, quần áo dài để chống nắng
- Thường xuyên uống nước dù chưa khát, nên uống nhiều nước pha muối hoặc tốt nhất là uống oresol, nước trái cây.
- Sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15-20 phút, không làm việc lâu và quá sức trong môi trường nắng nóng.
- Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là công xưởng, hầm lò.
- Đối với lái xe đang trong môi trường máy lạnh trong xe, tăng nhiệt độ trước khi bước ra khỏi xe ra bên ngoài nắng nóng.
- Ngoài ra nên dùng các thực phẩm phòng tránh như nước dùa, dưa hấu, bí ngô…