Gần gũi với con cái
Cho dù công việc bận rộn, hàng ngày bạn cố gắng dành thời gian gặp gỡ, trò chuyện với con cái. Bạn nên thường xuyên quan tâm, trao đổi với con về những việc diễn ra ở trường, ở nhà, quan hệ với bạn bè...và chia sẻ, định hướng khi con có suy nghĩ lệch lạc.
Lắng nghe
Lắng nghe luôn là chìa khoá tốt nhất cho mọi cuộc nói chuyện, nghe cũng phải có nghệ thuật. Bạn hãy đạt mình vào hoàn cảnh của con, đừng ép buộc con và cho rằng: “Bố (mẹ) qua thời đó rồi, không có chuyện đó...”.
Chú ý lắng nghe và biểu lộ sự đồng cảm của bạn, điều đó giúp con bạn cần trước khi bạn đưa ra lời khuyên gì. Trẻ ở tuổi dậy thì tâm trạng luôn thay đổi, không ổn định và bạn cần phải nghe kỹ để hiểu và biết được cảm xúc nhất thời của con. Qua đó, bạn có thể chia sẻ, trấn an con mình trước nỗi lo vô cớ đó. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua những tâm trạng nhất thời đó của con mình, nó sẽ bùng nổ tiếp tục nếu không được quan tâm, chia sẻ và động viên đúng lúc.
Chọn thời điểm
Hãy chọn thời điểm trò chuyện phù hợp cho cả hai, không nên chú ý đến thời gian rảnh rỗi của bạn. Chọn một thời điểm thích hợp khi bạn biết rằng mình sẽ không bị gián đoạn và cả hai đều cảm thấy thoải mái và có đủ thời gian.
Thấu hiểu
Thật sai lầm nếu bạn chứng tỏ uy quyền của mình đối với con cái, tránh đùa giỡn, chia sẻ cùng con nhưng mối quan tâm về thần thượng thể thao, âm nhạc... những bộ phim, bài hát mà con bạn ưu thích. Việc tạo ra khoảng cách như vậy khiến con bạn khó khó chia sẻ cùng bạn những tâm tư, tình cảm đang ngày một dâng lên ở độ tuổi chẳng phải người lớn nhưng cũng chẳng phải trẻ con.
Bạn hãy thay đổi những suy nghĩ và hành động tiêu cực bằng cách dành thời gian cùng xem truyền hình, cùng nghe bản nhạc với con, hay cung con tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời như đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu... Qua đó tâm sự cùng con những cảm nghĩ của bạn về anh chàng cầu thủ chúng thích, cô nàng ca sĩ xinh xinh chúng ngưỡng mộ… Do đó, cùng tham gia và chia sẻ, bạn sẽ nhận được nhiều suy nghĩ từ phía con bạn qua những giây phút “bè bạn” ấy.
Quan điểm cá nhân
Hãy lắng nghe nhiều hơn là cứ nói thao thao về bất kỳ vấn đề nào đó. Đây là một trong những cách tốt nhất để giao tiếp với con trẻ. Bởi vì sự lắng nghe cho phép bạn hiểu được điều gì đang diễn ra ở con và khuyến khích con giao tiếp nhiều hơn, giúp con thoải mái bày tỏ quan điểm và cảm nhận mà không lo lắng bị phán xét hay bị chỉnh sửa.
Tạo sự tự tin
Không gì nguy hiểm bằng việc mất lòng tin của trẻ. Sẽ có những khi con bạn xử sự sai nhưng đừng lấy đó là cái cớ để ngăn cản hay bàn lùi những khi chúng có đề nghị. Bạn sẽ làm mất sự tự tin của con cái, rồi chúng sẽ cho mình là kẻ vô dụng. Chúng sẽ không còn thích bày tỏ gì cùng bạn nữa. Điều đó sẻ rất nguy hiểm, con bạn sẽ có những hành đồng liều lĩnh, thiếu suy nghĩ . Hãy luôn đặt niềm tin vào con cái, chỉ cần bạn giúp chúng những gợi ý để có kết quả tốt thôi.
Sử dụng công nghệ
Hiện nay, trẻ thường sử dụng công nghệ để trợ giúp. Hãy thường xuyên gửi hiệu quả để hỏi han con và mang đến sự hỗ trợ khi cần thiết. Bạn thử "thích" một bài gì đó con bạn mới đăng trên Facebook xem? Có thể cách này sẽ rất hiệu quả và giúp trẻ cảm thấy dễ dàng cởi mở với bố mẹ hơn.
Thay đổi địa điểm trò chuyện
Nói chuyện với con cái không nhất thiết phải vào bữa ăn tối. Sự đa dạng sẽ tăng thêm gia vị cho cuộc sống, do đó hãy thử thay đổi môi trường xung quanh xem. Bạn hãy cùng con đi dạo, mua sắm hoặc vào quán cà phê. ...Bạn nên chọn những nơi phù hợp với bạn và con cái, qua đó cùng nhau tận hưởng những giây phút ấm áp và trò chuyện.