Dưới đây là một số phương pháp đơn giản và được gắn với từng chữ cái cho dễ nhớ để ba mẹ có thể áp dụng và đồng hành cùng con ở nhà.
F – Forget:
– Bạn cần phải quên tất cả những gì bạn biết về chủ đề (subject) mà bạn muốn học. Bởi vì người học nhanh và hiệu quả nhất là những đứa trẻ, chúng được ví như những tờ giấy trắng. Một phần khác vì khi bạn vẫn còn nhớ và giữ trong tâm trí mình “à, cái này mình biết rồi” thì bộ não bạn sẽ khó có thể ghi nhận thêm thông tin.
– Bạn cần phải quên đi những việc tình huống (situational things). Tức là những việc không cấp bách lắm. Khi bạn ngồi học thì tâm trí của bạn sẽ không tập trung đủ 100% vào bài học mà có thể 25% nghĩ về chuyện gia đình, 25% nghĩ hôm nay sẽ ăn gì, mặc gì, 25% nghĩ đến việc có hẹn với bạn, ti tỉ những thứ làm ta phân tâm. Vì vậy, khi bạn đặt thời gian biểu cho việc học, thì hãy quên đi những việc không cấp bách, mà tập trung tất cả vào việc học. Nếu bạn không làm được, thì có thể lấy ra một tờ giấy, viết mọi thứ bạn đang lăn tăn trong đầu ra và để sang một bên. Khi nào học xong thì xem lại. Be present!
– Tạm thời quên đi giới hạn của bản thân (limitations). Những giới hạn, khuyết điểm như: “mình không đủ thông minh” “trí nhớ mình không tốt”. Ý mình là bạn nên đánh lừa bộ não của mình bằng cách quên đi những điểm yếu, khuyết điểm, hay giới hạn của bản thân. Bởi vì bộ não bạn là một siêu máy tính, và những suy nghĩ độc thoại (self-talk) là một phần mềm để chạy máy tính, bạn phải có những độc thoại tích cực thì bộ não bạn sẽ làm việc tích cực.
A – Active:
– Bạn phải chủ động khi học. Điều này có nghĩa là bạn nên Thực hành (practice), Ghi chú (take notes), và Hỏi (ask questions).
– Bộ não của bạn không làm việc bằng cách thụ động chỉ ngồi nuốt thông tin, mà bằng cách sáng tạo và tái sáng tạo ra thông tin. Trẻ con học nhanh bằng cách chơi và sáng tạo. Khi có ít đồ chơi, trẻ càng sáng tạo và tạo ra nhiều trò chơi mới.
S – State:
– Trạng thái (state) ở đây có nghĩa là trạng thái về cảm xúc của bạn (emotional state). BẠN là người kiểm soát cảm xúc của chính bạn. Khi bạn chịu trách nhiệm cho bạn cảm thấy như thế nào, từ đó bạn sẽ có được sức mạnh lớn hơn.
– Tất cả những học hỏi đều phụ thuộc vào trạng thái.
Có nghĩa là khi thông tin + cảm xúc = trí nhớ dài hạn (Information + Emotion = Long-term memory). Bạn có thể tạo ra các trạng thái bằng cách:
Thay đổi suy nghĩ về vấn đề đó (brainstorm – động não nghĩ các hướng khác nhau)
Thay đổi thể chất (khi cơ thể bạn di chuyển, trí não bạn vận động): đơn giản chỉ cần bạn đứng dậy, lắc tay chân, đầu một chút để trí não vận động tốt hơn.
T – Teach:
Cuối cùng là dạy điều bạn vừa học được cho một người khác. Khi bạn dạy một điều gì đó cho một ai khác, bạn sẽ học điều đó hai lần. Để dạy lại một điều gì đó, bạn phải hiểu điều đó trước, để khi người khác hỏi bạn còn biết đường trả lời.
Bạn sẽ quên 50% bài học sau 1 ngày, và 80% sau 2 ngày. Nhưng nếu bạn đọc và nói lại, bạn sẽ nhớ được lâu hơn 50%, khi bạn dạy lại điều bạn học cho người khác thì bạn sẽ nhớ 100%.
*Bonus cách ghi chú:
Bạn có thể chia cuốn tập thành 2 phần (Capture & Create).
Bên cột trái (Capture) dùng để ghi nội dung bài học, bài giảng hoặc bất cứ gì bạn cần ghi nhớ.
Bên cột phải (Create) dùng để ghi cảm xúc của bạn, hoặc trả lời những câu hỏi sau:
- Tự hỏi bản thân tôi đã học như thế nào?
- Điều này ứng dụng thế nào với điều tôi đã biết?
- Tôi có thể làm gì với điều này?
- Tại sao tôi lại muốn học điều này?
- Tôi sẽ dạy lại cho người khác thế nào?