Cà chua: Cà chua có thể làm giảm viêm đường thở ở những người bị hen suyễn cũng như cải thiện chức năng phổi ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Củ cải đường và rau xanh: Củ cải đường và rau xanh có chứa các hợp chất giúp tối ưu hóa chức năng của phổi. Chúng rất giàu nitrat, đã được chứng minh là có tác động tích cực đến phổi.
Trà xanh: Trà xanh có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp giảm viêm ở phổi. Loại trà này cũng có khả năng bảo vệ các mô phổi khỏi tác hại khi hít phải khói bụi.
Bí ngô: Loại thực phẩm này chứa nhiều carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
Nghệ: Tiêu thụ nghệ thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Thành phần hoạt chất chính trong nghệ - Curcumin đã được chứng minh là giúp cải thiện sức khỏe của phổi.
Táo: Theo các nghiên cứu, những người ăn táo thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư phổi thấp hơn.
Quả việt quất: Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chúng rất giàu flavonoid gọi là anthocyanin, được chứng minh là có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi bị tổn thương do quá trình oxy hóa.
Ngoài ra, các loại đậu, rau, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc cũng là những thực phẩm lành mạnh có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp phổi khỏe mạnh hơn.
Tránh tiêu thụ: Đường, chất béo, dầu, thịt chế biến, thực phẩm chế biến, muối, caffein, siro, rượu, hút thuốc và thức ăn nhanh.
Cùng với những thay đổi quan trọng về chế độ ăn uống, điều quan trọng là phải tăng lượng nước uống vào trong quá trình phục hồi COVID-19.
Các bài tập cho chức năng phổi tốt hơn: Tập điều chỉnh nhịp thở, kỹ thuật tăng cường cơ thở, bài tập tim mạch, bài tập hít thở. Bên cạnh đó, có các tư thế cải thiện tình trạng khó thở như: Tư thế nghiêng người về phía trước, tư thế nằm sấp, hít thở bằng bụng.
Ăn uống đầy đủ, lành mạnh, tập yoga và một số bài tập thở, thay đổi lối sống, có thể tăng cường chức năng phổi và giúp bạn phục hồi COVID-19 một cách dễ dàng./.