Trong trái tim của người Do Thái, giáo dục và học tập đã được hòa nhập vào tinh thần dân tộc. Sự tôn trọng của người Do Thái đối với giáo viên là điều mà không một dân tộc, hay quốc gia nào khác trên thế giới sánh được. Trong lòng họ, người thầy vĩ đại hơn cả vua.
Nếu muốn con mình có triển vọng và trở nên thật giỏi giang trong tương lai, thì cha mẹ không nên bỏ qua 4 quy tắc vàng trong cách nuôi dạy con cái của người Do Thái. Cụ thể như sau:
1. Văn hóa đọc sách
Người Do Thái có lẽ là tộc người thích đọc sách nhất trên thế giới, đặc biệt là các tác phẩm kinh điển. Theo một số thống kê, mỗi năm người Do Thái trung bình đọc tới 64 cuốn sách. Để làm cho trẻ say mê đọc sách từ nhỏ, cha mẹ Do Thái thường nhỏ mật vào sách và cho trẻ liếm mật trên sách. Họ làm vậy để trẻ cảm thấy sách thật ngọt ngào.
Người Do Thái hôn sách mỗi lần đọc và nâng niu chúng như thể sinh mạng của mình. Thực tế, con người từng rất coi trọng việc đọc sách nhưng khi các thiết bị công nghệ, các phương tiện mạng xã hội ra đời thì chúng ta dần xao nhãng việc đọc.
Hầu hết mọi người chỉ coi việc đọc sách như một công cụ cho chủ nghĩa cơ hội của bản thân, và coi việc đọc sách như bước đệm trong cuộc sống. Khi lên đại học và tìm được một công việc tốt, bạn sẽ vứt bỏ bước đệm đó. Đến một ngày bạn cảm thấy kiến thức chưa đủ, lại bắt đầu tìm hiểu thì có lẽ lúc này, bạn đã tụt hậu rất nhiều!
Vì vậy, việc rèn luyện thói quen đọc sách tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ không chỉ giúp trẻ tích lũy kiến thức mà nó còn là hành trang đảm bảo thành công trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Ngoài ra nó giúp trẻ thực hiện tốt hơn ước mơ của mình trong tương lai.
2. Giáo dục con về tài chính
Trong triết lý giáo dục của người Do Thái, việc trau dồi chỉ số tài chính của trẻ ngay từ khi còn nhỏ và giúp trẻ thiết lập quan điểm đúng đắn về tiền bạc là điều mà cha mẹ nào cũng phải làm.
Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ Do Thái sẽ dạy những kiến thức về tài chính. Khi trẻ được 2-3 tuổi, cha mẹ sẽ dạy trẻ nhận biết tiền giấy và tiền xu. Khi trẻ được 3-5 tuổi cha mẹ sẽ cho trẻ biết nguồn gốc và mục đích của tiền.
Khi trẻ được 6-8 tuổi cha mẹ sẽ dạy cho trẻ các khái niệm giao dịch bằng tiền, rồi đưa tiền tiêu vặt để trẻ học cách quản lý. Khi trẻ 9-12 tuổi bố mẹ sẽ dạy cách lập kế hoạch tiêu dùng hàng ngày, cách mua sắm, cách tiết kiệm tiền và cách sử dụng tiền đúng đắn.
Nhìn chung, giáo dục về tài chính là một phần rất quan trọng trong cách dạy dỗ con của người Do Thái. Vì vậy không lạ gì khi những đứa trẻ Do Thái có thể thành công, giàu có khi trưởng thành.
3. Thời gian là tiền bạc
Người Do Thái rất coi trọng thời gian, có thể nói họ quý trọng thời gian như vàng. Thời gian hàng ngày của họ được dùng để học tập hoặc làm những việc có ý nghĩa. Và họ sẽ không bao giờ lãng phí thời gian của mình vào những điều vô bổ.
Trẻ em Do Thái cũng được dạy về khái niệm thời gian chính xác đến từng giây. Vì vậy mà trẻ học được cách trân trọng thời gian, sử dụng và phân bố thời gian cho các công việc trong ngày một cách khoa học nhất.
4. Tôn trọng sở thích của trẻ
Có câu nói như này: “Sự quan tâm là người thầy tốt nhất!”. Khi trẻ quan tâm đến điều gì đó, trẻ sẽ có ý thức tích cực tìm tòi, hiểu biết và học hỏi. Là cha mẹ, bạn không nên can thiệp thái quá vào sở thích, lựa chọn của con mà nên hỗ trợ, khuyến khích con nghiên cứu, khám phá những gì con cảm thấy hứng thú.
Đây chính xác là những điều mà người Do Thái đã làm những năm qua để giúp con trẻ phát triển lành mạnh.