Ông được sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Huyện Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội ) vào cuối thời Trần. Tương truyền, từ 14 tuổi ông đậu Thái học sinh ( tương đương với tiến sĩ), tuy nhiên ông đã từ bỏ danh vọng làm quan để về quê dạy các học trò, người theo học ông rất đông có những người công thành danh toại như: Thượng thư Lê Bá Quát, tể tướng Trần Dụ Tông…
Ông luôn là tấm gương sáng để học trò noi theo. Tấm gương về sự nghiêm khắc nhưng vô cùng minh bạch, khen chê rõ ràng. Sự nghiêm nghị, thanh cao, học vấn uyên thâm làm tiếng tăm của Chu Văn An càng được bay xa.
Đối với lịch sử nước nhà, Chu Văn An có những đóng góp to lớn, xứng đáng với danh hiệu cao quý ” Vạn thế sư biểu” mà người đời dành tặng. Không chỉ là thầy giáo giỏi, mà ông còn là thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã viết:“Học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được.”
Những gì ông để lại cho hậu thế đã được ghi chép lại, là minh chứng cho sự cống hiến quên mình vì nền giáo dục nước nhà. Ông là cha đẻ của những triết lý giáo dục nổi tiếng và tồn tại mãi đến bây giờ.
Đem tài năng của mình cống hiến, phục vụ hết mình cho đất nước
Những tác phẩm của ông hiện tại tuy đã bị thất lạc rất nhiều một phần bị tiêu hủy, một phần bị các vị vua lấy làm tài liệu mật, nhưng qua các sống và phần nhỏ tác phẩm còn sót lại cũng đủ để người ta nhìn ra triết lý ấy. Ông là một người thầy mẫu mực, tận tâm với nghề, không hám lợi. Người được mệnh danh là “ Vạn thế sư biểu” ấy đã dùng hết phần tài đức của mình để cống hiến cho nền giáo dục nước nhà.
Giáo dục không phân biệt giàu nghèo, giai cấp
Ở thời Trần, có trường Quốc Tử Giám chủ yếu chỉ dành cho con em quan lại theo học. Thế nhưng, sau thời gian dạy học tại đây, ông đã về quê tại làng Huỳnh Cung để mở lớp dạy học cho các con em thuộc đối tượng bình dân. Ông không ham vinh hoa phú quý, một lòng muốn cống hiến công sức của mình cho giáo dục.
Sống phải biết quan tâm đến thời thế, sự chuyển biến của lịch sử
Triết lý này được thể hiện ở phương châm dạy học giáo dục gắn liền với thực tiễn: Ông luôn dạy học trò của mình phải biết yêu người nông dân lao động, chăm lo cho đời sống nhân nhân.
Đặc biệt ông luôn giáo dục học trò phải có lòng dũng cảm, cứu nước, cứu dân, sẵn sàng xả thân vì đất nước: Bản “ Thất trảm sớ” của Chu Văn An đã thể hiện rất rõ điều này. Tuy đã bị thất lạc nhiều, nhưng “ Thất trảm sớ” vẫn gây tiếng vang lớn đối với người dân lúc bấy giờ. Nó thể hiện sự anh dũng, một lòng vì nước vì dân của ông. Chính điều ấy đã khiến người đời tôn thờ, khâm phục bản lĩnh của ông.
Triết lý giáo dục quan tâm đến việc biên soạn sách
Biên soạn sách để người sau có tư liệu học tập, tra cứu, tham khảo. Hiểu được sự cấp thiết của vấn đề này, ngay từ thời nhà Trần, Chu Văn An đã chú trọng đến nội dung giáo dục này. Chính vì vậy, ông đã kiên trì viết nên những bộ sách tiêu biểu trong số đó phải kể đến tứ thư thuyết ước. Bên cạnh đó, hai tập thơ “ Quốc ngữ thi tập” và “ Tiều ẩn thi tập” cũng do ông sáng tác để bồi dưỡng kiến thức cho học trò. Ngoài ra, sự với sự uyên thâm về y học ông đã viết cuốn: “ Y học yếu giải tập chu di truyền”. Những tập thơ, cuốn sách mà ông viết không chỉ là tư liệu cho thế hệ sau học hỏi mà còn là những giá trị văn hóa của cả dân tộc.
Chu Văn An luôn hướng học trò của mình đến những giá trị nhân văn, lễ nghĩa. Ông truyền đạo Nho gia cho các học trò theo học. Hành đạo theo con đường chân chính, thanh liêm, trái tim không pha màu u tối, đó là những chân lý dạy các trò của mình.
Người đời khâm phục, tôn thờ Chu Văn An bởi những quan điểm còn mãi với thời gian:
Cùng lý: Tranh luận để biết hết tường tận sự vật, hiện tượng.
Chính tâm: Luôn giữ một tâm hồn trong sáng, không bị một thế lực nào làm vẩn đục. Làm những việc thiện, cứu vớt dân lành đúng với lương tâm.
Tịch tà: Kiên quyết chống lại những điều vô lý, bất bình, chống lại những thứ trái ngược luân thường đạo lý.
Cự bí: Kiên cường đứng lên đấu tranh với những thế lực làm vẩy đục nhân tâm, vượt qua khó khăn để đạt được thứ mình muốn.
Trí và tài được nhà giáo Chu Văn An đề cao, ông luôn coi đó là nội dung, phương pháp giáo dục học trò của mình. Có lẽ chính sự tâm huyết áy đã không phụ tấm lòng của nhà giáo chân chính ấy!
Không những vậy, Chu Văn An còn là người đầu tiên mở trường dân lập đào tạo học sinh khắp cả nước. Đây cũng là bước đánh dấu quan trọng chứng tỏ sự xuất hiện của trường dân lập trên cả nước, là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, về quy mô, số lượng học sinh theo học, nội dung dạy học… cũng được mở rộng hơn trước. Đặc biệt trường dành cho mọi đối tượng không phân biệt giai cấp tầng lớp, từ đó dân trí xã hội cũng tăng lên.
Vinh danh
Những đóng góp to lớn của ông cho nền giáo dục nước nhà vô cùng to lớn. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử, vì vậy nhiều ngôi đền chùa đã thờ hình tượng ông. Cùng với đó, nhiều con đường, trường học mang tên Chu Văn An như để tưởng nhớ về vị thầy giáo ấy.
Chu Văn An là một trong những bậc hiền nhân được thờ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Văn bia ở nơi đây cũng khắc ghi sự nghiệp của ông để người đời mãi nhớ về ông.