Từ năm 1961 đến năm 2003, đền và chùa Yên Tân thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, hiện nay nằm trong tổ dân phố số 2, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Trước đây, chùa và đền Yên Tân tọa lạc ở địa điểm khác nhau nay địa phương mới đưa về đặt chung trên một khu đất.
Đền Yên Tân thờ nữ tướng Quý Nương. Theo truyền tích, 4 anh em : Trung Thành, Thông Vinh, Đổng Lương và Quý Nương là tướng An Dương Vương nước Âu Lạc,Cổ Loa, 4 tướng đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược và anh dũng hy sinh, 4 vị tướng được thờ ở Gò mộ Tổ và đình Gia Thụy. Quý Nương được tôn thờ làm Thành hoàng làng tại Yên Tân- nơi bà bày trận phòng ngự chống ngoại xâm ở ven sông. Hằng năm,Yên Tân vẫn duy trì lễ hội rước bài vị bà đến Gia Thụy dự tưởng niệm 4 vị tướng, vào ngày 10 và 11 tháng 2 âm lịch.
Chùa Yên Tân có tên chữ là “An Tân tự” là nơi thờ Phật và thờ Mẫu, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân. Trong di tích còn lưu giữ được một số cổ vật như: bia đá thời Nguyễn, tượng có phong cách nghê thuật thế kỷ XIX, đôi Ngựa đá thế ky XIX. Đây là cơ sở để đoán định nien đại khởi dựng đến, chùa ra đời vào thời Nguyễn. Do di thích ở ngoài sông thường bị nước ngập vào mùa thu và do diện tích quá chật hẹp nên khi đại tu vào năm 2003, nhân dân địa phương đã nâng kiến trúc lên thành 2 tầng. Toàn bộ tầng dưới cùng làm nhà khách và phục vụ các sinh hoạt của nhà chùa, tầng trên chủ yếu để thờ cúng. Trên tầng 2 là một nếp nhà khung gỗ, mái lợp ngói, gồm 6 gian, đầu hồi bít đốc. Kiến trúc chính gồm 7 bộ vì, 5 vì kết cấu “thượng giá chiêng” trung kẻ chuyền, hạ là “tiền kẻ hậu bẩy”, 2 vì giáp hồi bưng ván mê. Phía trước là hiên hẹp có mái che kéo ra gần hết lan can của tầng. Nếp nhà 6 gian này có 2 chuôi dọc kéo dài về phía sau, mỗi chuôi có 2 gian khung gỗ mái ngói. Bên phải là ban thờ của đền, bến trái là Tam bảo.Phía sau chùa có ngôi nhà 5 gian, kết cấy khung gỗ lợp ngói di, 3 gian giữa làm ban thờ Tổ, 2 gian hồi làm phòng ở. Đền chùa mới được tu bổ, xây dựng lại, những trên cấu kiện có khá nhiều mảng chạm hoa lá, tứ quý… Kiến trúc được miêu tả khá cầu kỳ, kết hợp với các đồ thờ như cửa võng thiều châu,hoành phi, câu đối tạo cho di tích thêm phần sinh động. Tam bảo chùa Yên Tân có nhóm đối tượng sau : Tam thế. A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, Thích Ca, A Nan- Ca Diếp, Quân Âm Chuẩn Đề cùng 2 Bồ Tát, ngoài cùng là tòa Cửu Long. Đức Ông và Thánh Tăng được đặt ở ngoài Tiền đường. Ban thờ đền Yên Tân có khám gỗ đặt tượng Thánh Quý Nương, tượng có nhiều nét khá giống với các tượng Mẫu ở các di tích khác.Phía trước có ban thờ ngũ vị Tôn Ông,hai bên là ban thờ Sơn Trang, Đức Thánh Trần, Cô, Cậu. Cổ vật ở di tích đáng chú ý nhất là 2 bia đá có niên hiệu Minh Mệnh thứ 13 (tháng 3, tháng 4 năm 1832). Một tấm bia có niên hiệu Tự Đức thứ 17(1864).Ngoài ra, tại di tích có đôi Ngựa đá nhỏ được tạo tác khá thực,mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn thế kỷ XX
Đền và chùa Yên Tân ra đời và tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng cho nhân dân địa phương,là nơi lưu truyền thống tốt đẹp của cộng đồng cư dân làng xã đang trong quá trình đô thị hóa, di tích rất đáng được trân trọng và giữ gìn.