I. LŨ QUÉ !important;T
1. Khá !important;i quát chung
Lũ qué !important;t là một loại thiên tai thường xảy ra ở các vùng núi do khối nước rất lớn di chuyển từ cao xuống thấp với tốc độ nhanh cuốn theo nhiều bùn đất hoặc các cục đá, tảng đá, cây cối, nhà cửa... Lũ quét thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn nhưng có sức tàn phá lớn.
2. Điều kiện, nguyê !important;n nhân hình thành
Điều kiện gâ !important;y ra lũ quét: địa hình dốc, cấu trúc địa chất kém bền vững, dòng chảy có khối lượng nước rất lớn.
Nguyên nhân: Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước rất lớn do mưa dông, mưa do bão, áp thấp nhiệt đới hoặc áp thấp. Lũ quét cũng có thể hình thành do vỡ đập hoặc xả lũ khẩn cấp với lưu lượng lớn.
Trong thực tế, do khai thác trái phép khoảng sản, vật liệu, các chất thải trong quá trình khai thác khoáng sản, xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng như: đất, đá, cây bị đẩy xuống khe suối tích tụ làm tắc nghẽn dòng chảy, khi mưa lớn khối vật liệu này bị nước phá vỡ đẩy xuống hạ lưu với vận tốc rất lớn tạo thành lũ quét có sức tàn phá rất nghiêm trọng.
3. Cá !important;c dấu hiệu nhận biết
- Mưa lớn ké !important;o dài nhiều ngày hoặc mưa rất lớn trong nhiều giờ ở vùng núi.
- Nước sông, suối chảy xiết chuyển màu đục.
- Có tiếng động bất thường do đất, đá, cây cối bị dịch chuyển.
- Xuất hiện những âm thanh lạ của dòng chảy (âm thanh như thác nước đổ).
II. SẠT LỞ ĐẤT
1. Khá !important;i quát chung
Sạt lở đất là !important; khối đất ở sườn dốc bị tách khỏi vị trí ban đầu và dịch chuyển xuống phía dưới. Quá trình sạt lở là sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt và hiện tượng sụp đổ của khối đất ở sườn dốc.
2. Nguyê !important;n nhân:
Vù !important;ng đồi núi với bề mặt sườn có độ dốc lớn hoặc bờ sông, suối dốc đứng, cấu trúc địa chất của tầng phủ kém ổn định, dễ xảy ra sạt lở đất do tác động của các nguyên nhân:
- Tác động của dòng chảy trên mặt sườn dốc và ở sông, suối do mưa kéo dài hoặc mưa với cường độ lớn trong thời gian nhất định;
- Mưa lũ lớn hoặc vận hành hồ chứa nước làm mực nước sông ở hạ lưu thay đổi đột ngột;
- Mực nước ngầm thay đổi;
- Ảnh hưởng của động đất;
- Các hoạt động của con người như:
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu quy hoạch hoặc không không đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống thiên tai;
+ Chặt phá rừng;
+ Khái thác khoáng sản, vật liệu trái quy định;
+ Lấn chiếm dòng chảy.
3. Cá !important;c dấu hiệu nhận biết
- Mưa trong thời gian dà !important;i hoặc mưa với cường độ rất lớn trong nhiều giờ;
- Nước ở sông suối chuyển màu đục, trên mặt nước xuất hiện bọt;
- Nước chảy ra từ chân sườn dốc, khe, rãnh của sườn dốc mang theo bùn đất;
- Xuất hiện vết rạn nứt ở bề mặt sườn dốc, bờ sông, suối;
- Nước chảy mặt trước chân sườn dốc có dấu hiệu bất thường như: trên mặt đất xuất hiện bùn lầy sũng nước, mực nước giếng ở khu vực sạt lở hoặc lân cận đột ngột tăng lên;
- Mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất ở khối trượt hạ thấp so với xung quanh;
- Kết cấu của các công trình xây dựng trên mặt đất bị thay đổi như: cửa bị kẹt không thể đóng, mở; xuất hiện vết nứt trên tường nhà, tường bao; đồ vật trong nhà có hiện tượng rung hoặc dịch chuyển…; hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc dịch chuyển; đường ống nước bị vỡ, máng dẫn nước bị nghiêng, đổ;
- Xuất hiện vết nứt, hố sụt trên mặt đất ở sân, vườn, lối đi; mặt đất có hiện tượng phồng rộp khi bước lên thấy bùng nhùng, nước ngầm trào lên mặt đất;
- Cây cối bị nghiêng, gẫy đổ, xuất hiện những âm thanh lạ, tiếng va đập của các tảng đá khi bị dịch chuyển; tiếng động do công trình xây dựng trên mặt đất bị sập, đổ…